Với kinh nghiệm là nhân viên chứng từ khai báo Hải quan, tôi nhận thấy để làm tốt công việc, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng và hiểu biết rõ về hệ thống Ecus, các quy định Pháp Luật hải quan về hàng hóa, giỏi excel, word là lợi thế giúp bạn quản lý và thao tác nhanh hơn, cùng kinh nghiệm bình tĩnh giải quyết vấn đề rõ ràng, thì việc gì cũng xong.
Tùy từng doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh và thị trường chủ yếu mà yêu cầu cụ thể đối với một chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ khác đi, bạn cần bình tĩnh để hiểu và giải quyết vấn đề, không vấn đề gì là vấn đề, tất cả đều có cách giải quyết của nó.
(Trụ sở Hải quan làm việc với Doanh nghiệp)
Tùy theo từng loại hàng hóa, quy định nước xuất khẩu – nhập khẩu và nhu cầu cụ thể của bên mua và bên bán, mà chứng từ cụ thể lại có sự thay đổi khác nhau.
Bộ chứng từ cần khi khai báo Hải quan gồm:
- Vận đơn ( Bill) (tùy phương thức vận chuyển mà dùng Vận đơn hàng không hay đường biển)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Hợp đồng ngoại thương ( Sale Contract )
- Tờ khai Hải quan (Customs declaration)
Ngoài ra còn có một số loại chứng từ khác tùy vào loại hàng hóa và quy định Pháp Luật Hải Quan như: Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, Khai báo hóa chất, đăng kiểm xe máy chuyên dùng, kiểm dịch thực vật, hun trùng, các giấy chứng nhận khác,….
Hồ sơ Hải quan sẽ được đẩy lên hệ thống Tổng cục và xử lý bằng hệ thống Khai báo Hải quan điện tử. Tuy nhiên đối với các lô hàng có phản hồi riêng của Hải quan, Hải quan sẽ quyết định xem họ có muốn kiểm tra lô hàng của bạn hay không để kiểm tra xem bạn có vi phạm bất kỳ luật hoặc quy định nào hay không.
Điều quan trọng là bạn phải xây dựng mối quan hệ với các quan chức hải quan – mỗi quốc gia đều có hải quan chịu trách nhiệm về những gì xuất và nhập khẩu, vì vậy khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu, hãy hiểu các quy định của quốc gia bạn để tránh bị tính phí hoặc hàng hóa của bạn bị tịch thu.
Trên đây là những chia sẽ kinh nghiệm của tôi, còn của bạn thì sao, đừng ngần ngại chia sẽ tri thức nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm.