Big Bang và Vũ Trụ Quan Phật Giáo
Tác giả : Thiền Giang
Thể Loại : Triết học
Trước khi có Big Bang (vụ nổ lớn), vũ trụ ra sao? Đây là một câu hỏi ngây thơ? Đúng vậy. Từ khi giả thuyết Big Bang được dùng làm căn cứ cho cộng đồng khoa học, vấn đề đã được giải quyết: trước Big Bang không có gì cả. Ngay cả thời gian, như là một tính chất vật lý, cũng không có mặt. Vì thế đặt câu hỏi về thời gian trước Big Bang không có ý nghĩa gì và chỉ làm các nhà vật lý thiên văn phì cười, Chỉ phì cười, thế thôi!
Từ vài tháng nay vấn đề “Trước Big Bang có gì không?” lại trở thành vấn đề thời sự. Hiển nhiên vấn đề nguồn gốc vũ trụ đã sớm khoác một lý thuyết hoàn toàn khác: có một cái gì đó trước khi vũ trụ bắt đầu giãn nở. Đó là cái gì? Nhiều giả thuyết tranh cãi ra đời.
Đối với một số người thì không phải chỉ có một Big Bang duy nhất mà có nhiều Big Bang nhỏ. Mỗi Big Bang nhỏ tạo ra một phần của vũ trụ. Vậy luôn luôn có một Big Bang trước một Big Bang. Nói đại khái vũ trụ của chúng ta thường hằng và không ngừng tự tái tạo. Một giả thuyết khác là vũ trụ co bóp (như một quả tim) luân phiên từ giai đoạn co rút. Giữa hai giai đoạn này có một Big Bang. Và vũ trụ có tính cách qui hồi vĩnh cửu.
Trong ngôn ngữ thật sự khoa học, vạn vật được biểu thị dưới dạng các phương trình rõ ràng ít có tính cách tưởng tượng. Trên tổng thể, các lý thuyết gia diễn đạt lý thuyết của mình một cách cực kỳ cẩn trọng khi mà Big Bang vẫn còn là lý thuyết chính thức: rất khó cho những người gièm pha đưa ra được một giả thuyết mới mà sự nghiệp khoa học của họ không bị đặt vào sử hiểm nguy.