News Những điểm cần nắm vững trong quy trình thủ tục Hải quan

Những điểm cần nắm vững trong quy trình thủ tục Hải quan

    Trong giai đoạn hiện nay, việc mua bán ngoại thương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển. Và trong tương lai, nó sẽ tiếp tục tăng mạnh điều này càng thúc đẩy Hệ thống Hải Quan điện tử ngày càng được hiện đại hóa và mở rộng qua mô hơn. Là lực lượng ‘gác cửa nền kinh tế đất nước’, ngành Hải quan đang được đánh giá là một trong những lực lượng đi đầu trong công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan, tiên phong gia nhập cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mà Chính phủ kiến tạo đang hướng tới.

    Trong quá trình khai báo Hải quan điện tử, những điểm chủ yếu cần hiểu rõ và nắm vững các nội dung sau:

    – Nắm rõ khái niệm Hải quan điện tử theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 87/2012/NĐ-CP: “Thủ tục khai hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.”

    – Hồ sơ hải quan sẽ được người khai hải quan nộp dưới dạng điện tử (bản scan có gắn chữ ký số) ngay khi thực hiện đăng ký tờ khai hải quan, chỉ bao gồm tối thiểu các chứng từ cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý hải quan chứ không phải tất cả các chứng từ có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

    – Các bên tham gia trong quá trình khai báo: Người khai Hải quan (có thể là chủ hàng, đại lý khai thuê Hải quan hoặc người được chỉ định khai thuê) và công chức Hải Quan.

    – Phân luồng hàng hóa (hàng xuất, hàng nhập) trong Hải quan, gọi tắt là phân luồng Hải quan, được cho là một công cụ, thủ tục và hình thức hữu hiệu giúp cơ quan Hải Quan thực hiện việc giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa ra và vào lãnh thổ Việt nam. Gồm 3 mức độ:

    + Mức 1, luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

    + Mức 2, luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

    + Mức 3, luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

    – Quy trình thủ tục Hải quan tóm tắt:

    Doanh nghiệp khai báo ->Hệ thống tự động phân luồng -> Thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa ->Thực thông quan ->Kiểm tra sau thông quan.

    – Hệ thống hải quan điện tử hoạt động 24/24 giờ và bảy ngày trong tuần.

    – Thời gian thông quan đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hải quan là 5-10 phút, đối với lô hàng phải kiểm tra hồ sơ là 20-30 phút, còn hàng hóa phải kiểm tra thực tế hàng hóa phụ thuộc vào thời gian kiểm tra.

    – “Cổng thông tin một cửa quốc gia là một hệ thống thông tin tích hợp để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.”. Đây là nơi đăng ký và lấy kết quả kiểm tra chuyên ngành như kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm…

    – Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

    – Trong quá trình khai báo Hải quan điện tử, cần chú ý kiểm tra đầy đủ bộ chứng từ hàng hóa và thông tin khớp nhau trong bộ chứng từ, tiến hành khai báo chính xác, tránh sai xót các tiêu thức dữ liệu trên hệ thống Ecuss khi truyền dữ liệu đến Chi cục Hải quan.

    – Trường hợp sai xót trong quá trình khai báo tờ khai, làm thủ tục chỉnh sửa bố sung sau thông quan hoặc hủy tờ khai nếu sai xót thuộc 10 tiêu chi bắt buộc hủy tờ khai, tờ khai hủy thuộc tờ khai quá hạn 15 ngày kể từ ngày khai báo nhưng không hoàn tất thủ tục thanh lý qua khu vực giám sát.

    – Lưu giữ chứng từ đầy đủ để kiểm tra sau thông quan, có hiệu lực trong vòng 05 năm.

    – Cần nắm vững, hiểu biết và cập nhật các thông tư, nghị định, công văn đang hiện hành, mới hoặc sửa đổi bổ sung để khai báo chuẩn bị chính xác theo yêu cầu Cơ quan Hải quan.

    Trên đây là những chia sẽ kinh nghiệm của tôi, còn của bạn thì sao, đừng ngần ngại chia sẽ tri thức nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm.

    80